logo Financier Guru bản đen

3 kỹ năng quản lý tiền bạc hiệu quả

Kỹ năng quản lý chi tiêu có kế hoạch
Xem nhanh nội dung

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người có kỹ năng quản lý tiền bạc giỏi luôn dư giả tiền trong khi người khác lại luôn chật vật với vấn đề hết lương giữa tháng? Câu trả lời nằm ở việc rèn dũa những kỹ năng quản lý tiền bạc cá nhân. Bằng việc bồi dưỡng 03 kỹ năng quản lý chi tiêu dưới đây, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn trong cuộc sống hàng ngày, từ việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ đến việc quản lý nợ nần.

Kỹ năng quản lý chi tiêu có kế hoạch: Tự thưởng và tiết kiệm

Chi tiêu có kế hoạch là một trong 03 kỹ năng quản lý tiền bạc đầu tiên bạn cần rèn luyện. Việc lên kế hoạch chi tiêu tiền bạc một cách hợp lý, cân đối giữa các khoản chi tiêu thiết yếu và những khoản chi tiêu mang lại niềm vui. Kiên trì trao dồi kỹ năng quản lý chi tiêu giúp bạn kiểm soát tài chính, đạt được các mục tiêu tài chính và tạo ra một cuộc sống ổn định hơn.

Tự thưởng và tiết kiệm là hai khía cạnh quan trọng trong chi tiêu có kế hoạch.

Lên kế hoạch tự thưởng cho bản thân

Tự thưởng là việc dành một phần ngân sách để mua sắm, trải nghiệm những điều mình yêu thích nhằm tạo động lực và cân bằng cuộc sống.

Vì sao cần tự thưởng cho bản thân?

  • Tạo động lực: Khi có những mục tiêu tiết kiệm dài hạn, việc tự thưởng giúp bạn có thêm động lực để kiên trì.
  • Cân bằng cuộc sống: Cuộc sống không chỉ có làm việc, tiết kiệm mà còn cần những khoảnh khắc thư giãn, vui vẻ.
  • Giảm căng thẳng: Tự thưởng là kỹ năng chi tiêu hợp lý giúp bạn giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng.

Cách tự thưởng hiệu quả

  1. Đặt ra ngân sách: Quy định một khoản tiền nhất định cho việc tự thưởng mỗi tháng. Việc phân bổ một phần thu nhập cố định cho hoạt động tự thưởng không chỉ thành thạo thực hành kỹ năng quản lý chi tiêu giúp kiểm soát chi tiêu mà còn tạo ra một cấu trúc tài chính bền vững.
  2. Lựa chọn những món quà phù hợp: Phần thưởng lý tưởng là những trải nghiệm hoặc vật phẩm đáp ứng sở thích và giá trị cá nhân. Tự thưởng không nhất thiết phải là những món đồ đắt tiền, mà có thể là những trải nghiệm nhỏ như đi ăn nhà hàng, xem phim, mua một cuốn sách yêu thích,…
  3. Tự thưởng có kế hoạch: Đừng tự thưởng quá thường xuyên hoặc quá nhiều, điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm của bạn. Quá nhiều phần thưởng có thể làm giảm giá trị của chúng. Ngược lại, quá ít phần thưởng có thể làm giảm động lực.

Trang bị kỹ năng quản lý tiền bạc cho việc tiết kiệm

Tiết kiệm – nền tảng xây dựng và phát triển kỹ năng quản lý tiền bạc – là việc dành một phần thu nhập để dành dụm cho những mục tiêu lớn hơn trong tương lai như mua nhà, ô tô, du lịch, hoặc để phòng khi có những tình huống khẩn cấp.

Vì sao cần tiết kiệm?

  • Đảm bảo tương lai: Tiết kiệm giúp bạn có một nguồn tài chính dự phòng để đối phó với những rủi ro bất ngờ.
  • Đạt được mục tiêu lớn: Tiết kiệm giúp bạn thực hiện những ước mơ, mục tiêu lớn trong cuộc sống.
  • Tạo cảm giác an toàn: Việc có một khoản tiết kiệm giúp bạn cảm thấy an tâm và tự tin hơn.

Cách tiết kiệm hiệu quả

  • Xác định mục tiêu tiết kiệm: Đặt ra những mục tiêu thực tế, phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của bản thân, rõ ràng và có thời hạn. Ví dụ: “Tiết kiệm 500 triệu đồng để mua nhà trong vòng 3 năm tới”.
  • Lập ngân sách chi tiêu: Theo dõi chi tiêu hàng ngày để biết mình tiêu vào đâu và có thể cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Bạn nên sử dụng các app quản lý tài chính cá nhân để phân tích chi tiêu hàng tháng, từ đó xác định những khoản chi không cần thiết.
  • Tìm kiếm các hình thức tiết kiệm: Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức an toàn và phổ biến. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, bạn có thể cân nhắc các kênh đầu tư khác như:
    • Đầu tư chứng khoán mang lại tiềm năng sinh lời cao nhưng đi kèm với rủi ro
    • Đầu tư vàng là một kênh trú ẩn an toàn, bảo vệ giá trị tài sản trong thời kỳ lạm phát
    • Đầu tư bất động sản cần một số vốn lớn ban đầu nhưng có thể mang lại lợi nhuận ổn định và lâu dài.
  • Tự động hóa việc tiết kiệm: Lập lệnh chuyển tiền tự động từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm là một cách đẩy nhanh hành động rèn luyện kỹ năng quản lý tiền bạc, để hình thành thói quen tiết kiệm.

Mẹo kết hợp tự thưởng và tiết kiệm

  • Cân bằng: Cần tìm ra sự cân bằng giữa việc tự thưởng và tiết kiệm bằng việc thiết lập một tỷ lệ hợp lý giữa việc tự thưởng và tiết kiệm. Điều này không chỉ giúp duy trì động lực trong quá trình thực hiện mục tiêu tài chính mà còn ngăn ngừa tình trạng kiệt sức do kiềm chế quá mức.
  • Ưu tiên mục tiêu: Với ham muốn cá nhân, bạn sẽ có rất nhiều mục tiêu muốn bản thân đạt được. Nhưng dù tích cực rèn luyện kỹ năng quản lý tiền bạc, số tiền tiết kiệm vẫn bị hạn chế. Hãy đặt ra những mục tiêu tài chính rõ ràng và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản chi tiêu. Mỗi mục tiêu cần được cụ thể hóa bằng các chỉ số đo lường rõ ràng như số tiền cần tiết kiệm, thời gian hoàn thành.
  • Linh hoạt: Việc thay đổi thu nhập, chi phí bất ngờ hay sự thay đổi trong mục tiêu đều có thể yêu cầu điều chỉnh kế hoạch. Chính vì vậy, việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch là vô cùng quan trọng.

Chi tiêu có kế hoạch, tự thưởng và tiết kiệm là nền móng hình thành kỹ năng chi tiêu hợp lý và đạt được tự do tài chính.

So sánh giá cả: Kỹ năng chi tiêu hợp lý, tìm kiếm các ưu đãi trước khi đặt hàng

So sánh giá cả là việc đối chiếu giá của cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau để tìm ra mức giá tốt nhất. Đây là một trong 03 kỹ năng quản lý chi tiêu quan trọng giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

Tại sao so sánh giá cả là một kỹ năng quản lý tiền bạc quan trọng?

  • Tiết kiệm chi phí: Bằng cách so sánh, bạn có thể tìm được sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhưng với giá rẻ hơn.
  • Đưa ra quyết định mua hàng thông minh: Việc so sánh giúp bạn đánh giá được chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chọn lựa được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
  • Tránh mua sắm bốc đồng: Khi so sánh, bạn sẽ có thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua hàng, tránh mua những thứ không cần thiết.

Các cách so sánh giá cả hiệu quả

  • So sánh trực tiếp tại các cửa hàng:
    • Ưu điểm: Bạn có thể trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm, thương lượng giá cả.
    • Nhược điểm: Mất nhiều thời gian và công sức, không thể so sánh tất cả các cửa hàng.
  • So sánh qua các trang web thương mại điện tử:
    • Ưu điểm: Tiện lợi, nhanh chóng, so sánh được nhiều sản phẩm từ nhiều cửa hàng khác nhau.
    • Nhược điểm: Không thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm, có thể gặp phải các vấn đề về vận chuyển, đổi trả.
  • Sử dụng các ứng dụng so sánh giá:
    • Ưu điểm: Cập nhật giá cả thường xuyên, so sánh nhanh chóng, dễ dàng.
    • Nhược điểm: Có thể không bao gồm tất cả các cửa hàng, sản phẩm.

Mẹo nhỏ so sánh giá cả hiệu quả hơn

  1. Lập danh sách sản phẩm cần mua: Việc này giúp bạn tập trung vào những gì cần thiết và tránh mua sắm lãng phí. Việc lập danh sách các sản phẩm cần mua một cách chi tiết không chỉ giúp bạn tập trung vào mục tiêu mà còn tạo nên một khung so sánh rõ ràng. Sắp xếp danh sách theo nhóm sản phẩm và mức độ ưu tiên sẽ giúp quá trình so sánh trở nên hiệu quả hơn.
  2. Đặt ra ngân sách: Xác định rõ số tiền bạn có thể chi tiêu cho mỗi sản phẩm để tránh mua quá tay. Phân chia ngân sách cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm là tips giúp kỹ năng chi tiêu hợp lý, giúp người tiêu dùng kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả. Để tránh những phát sinh không mong muốn, người tiêu dùng nên dành một phần ngân sách để dự phòng.
  3. So sánh các tính năng: Đừng chỉ so sánh giá, hãy so sánh cả các tính năng, chất lượng sản phẩm để đảm bảo bạn chọn được sản phẩm phù hợp. Việc tìm hiểu về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ là vô cùng quan trọng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  4. Đọc đánh giá của người dùng: Việc đọc các đánh giá sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm và tránh mua phải hàng kém chất lượng.
  5. Tìm kiếm mã giảm giá, coupon: Việc tận dụng các chương trình khuyến mãi của Shopee, Lazada, Tiktok, sinh nhật của thương hiệu,… là tips tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng quản lý chi tiêu không thể bỏ qua. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Các ứng dụng hỗ trợ so sánh giá phổ biến

  • Lazada, Shopee, Tiktok: Là những nền tảng thương mại điện tử lớn đa dạng danh mục sản phẩm thuận tiện cho bạn có thể so sánh giá, săn voucher giảm giá, đọc đánh giá từ người mua trước,…
  • Website của người bán: Một số người bán đầu tư xây dựng website bán hàng của riêng họ. Bởi vì khi mở gian hàng trên Shopee, Lazada, Tiktok, người bán cần chi trả “phí sàn” cho mỗi sản phẩm bán ra. Do đó, người bán trực tiếp giảm giá trên website chính thức của họ để giảm phần chi phí phải trả cho sàn và kéo khách hàng từ sàn qua website. Cũng vì thế mà người dùng có thể mua hàng với mức giá “hời” hơn dù không có voucher giảm giá hay freeship nào từ người bán.

So sánh giá cả là một thói quen tốt giúp bạn nâng cao kỹ năng quản lý chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Hãy tận dụng các công cụ và mẹo nhỏ trên để trở thành một người tiêu dùng thông minh.

Tránh mua sắm bốc đồng: Kỹ năng quản lý tiền bạc, kiểm soát nhu cầu không thể thiếu

Mua sắm bốc đồng là một thói quen phổ biến, nhưng lại có thể gây ra nhiều hệ lụy cho tài chính cá nhân. Để kiểm soát được nhu cầu mua sắm và mài giũa kỹ năng quản lý chi tiêu, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Hiểu rõ về bản thân và thói quen tiêu dùng

  • Nhận biết những yếu tố kích thích mua sắm: Đó có thể là quảng cáo, cửa hàng giảm giá, ảnh hưởng từ bạn bè, hoặc đơn giản chỉ là cảm xúc tiêu cực.
  • Theo dõi lịch sử chi tiêu: Viết nhật ký chi tiêu hoặc sử dụng ứng dụng để theo dõi chi tiết các khoản đã chi trong một khoảng thời gian nhất định. Viết nhật ký chi là chi tiết cần có trong quá trình rèn dũa kỹ năng quản lý tiền bạn. Dựa vào lịch sử chi tiêu ghi lại, bạn sẽ nhận ra những khoản chi tiêu không cần thiết và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

  • Xác định mục tiêu tài chính: Bạn muốn tiết kiệm để mua nhà, du lịch, hay đơn giản chỉ là có một khoản dự phòng? Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung và kiên trì hơn.
  • Lập ngân sách chi tiêu: Phân chia thu nhập thành các khoản chi tiêu cụ thể như nhà ở, thực phẩm, giao thông, giải trí… Kỹ năng quản lý chi tiêu bằng việc lập ngân sách giúp bạn kiểm soát chi tiêu và tránh vượt quá khả năng.

Sử dụng công cụ, phương pháp củng cố kỹ năng quản lý chi tiêu

  • Quy tắc 30 ngày: Khi muốn mua một món đồ gì đó, hãy chờ 30 ngày. Sau thời gian này, nếu bạn vẫn còn muốn mua thì hãy cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
  • Phương pháp phong bì: Phân chia tiền mặt thành các phong bì riêng biệt cho từng khoản chi tiêu. Khi hết tiền trong phong bì đó, bạn sẽ không thể chi tiêu thêm.
  • Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính: Có rất nhiều ứng dụng giúp bạn theo dõi chi tiêu, lập ngân sách và đặt mục tiêu tiết kiệm.

Những mẹo nhỏ rèn dũa kỹ năng quản lý tiền bạc khác

  • Mua sắm có danh sách: Lập danh sách những món đồ cần mua trước khi đi mua sắm và chỉ mua những gì có trong danh sách.
  • So sánh giá cả: Trước khi quyết định mua hàng, hãy dành thời gian so sánh giá cả giữa các cửa hàng khác nhau.
  • Tìm kiếm các lựa chọn thay thế: Có thể có những lựa chọn rẻ hơn hoặc miễn phí để đáp ứng nhu cầu của bạn. Ví dụ, thay vì đi ăn nhà hàng, bạn có thể nấu ăn tại nhà; nếu chất lượng giữa 2 thương hiệu dầu gội là như nhau hãy chọn thương hiệu có giá thấp hơn,…
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích mua sắm: Hạn chế xem quảng cáo, theo dõi các trang mạng xã hội bán hàng, lướt Shopee, Tiktok hoặc đi đến những nơi dễ kích thích nhu cầu mua sắm (chợ đêm, hội sách, khu triển lãm,…)

Tóm lại, để tránh mua sắm bốc đồng, bạn cần có ý thức kỷ luật nắn nót kỹ năng chi tiêu hợp lý, luôn lập kế hoạch chi tiêu cá nhân và áp dụng các kỹ thuật quản lý tài chính hiệu quả. Hãy nhớ rằng, việc kiểm soát nhu cầu mua sắm không phải là việc dễ dàng, nhưng nó sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính cá nhân và có một cuộc sống thoải mái hơn.

Lời kết dành cho bạn

Tóm lại, rèn dũa kỹ năng quản lý tiền bạc không phải là việc gì quá cao siêu đâu nhé. Chỉ cần bạn kiên trì, có kế hoạch, việc củng cố kỹ năng chi tiêu hợp lý là có thể làm chủ được quản lý tài chính cá nhân của mình. Hãy nghĩ xem, khi bạn không còn phải lo lắng về tiền bạc, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống, đi du lịch, mua sắm những món đồ mình thích… Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều phải không nào?

Vậy nên, đừng chần chừ nữa, hãy bắt đầu hành trình chinh phục kỹ năng quản lý tiền bạc ngay hôm nay nhé! Và nhớ rằng, bạn không hề đơn độc đâu. Luôn có những người bạn, những chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ bạn trên con đường này.

Chúc bạn thành công và luôn vui vẻ!