Học cách quản lý chi tiêu cho sinh viên là bài học mà các bậc phụ huynh, anh chị nên trang bị cho con cái từ việc tự chủ tài chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Với nguồn thu nhập có hạn, việc quản lý chi tiêu hợp lý sẽ giúp các bạn sinh viên ổn định tài chính và có thể dành tiền cho những mục tiêu khác như du lịch, học thêm kỹ năng, tham gia đầu tư sớm…
Những sai lầm thường gặp trong thu nhập và chi tiêu của sinh viên
Cuộc sống sinh viên tràn đầy năng lượng và cơ hội, nhưng cũng đi kèm với những thách thức riêng, đặc biệt là về tài chính. Tuy nhiên, không ít sinh viên mắc phải những sai lầm phổ biến trong cách quản lý chi tiêu cho sinh viên, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc là đã tạo thói quen xấu “thiếu trước hụt sau” từ lúc còn là sinh viên cho đến cuộc sống đi làm sau này. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến trong thu nhập và chi tiêu của sinh viên:

Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng:
- Tiêu xài tùy hứng: Chi tiêu theo cảm tính, mua sắm những món đồ không cần thiết hoặc vượt quá khả năng tài chính.
- Không theo dõi thu chi: Không ghi chép các khoản thu nhập và chi tiêu, dẫn đến khó kiểm soát dòng tiền cá nhân.
Chi tiêu quá nhiều cho việc ăn uống và giải trí
- Ăn uống ngoài quá nhiều: Dễ dẫn đến việc tiêu tốn nhiều tiền hơn so với việc tự nấu ăn.
- Tham gia quá nhiều hoạt động giải trí: Mặc dù việc thư giãn là cần thiết, nhưng nếu chi tiêu quá nhiều cho việc này sẽ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân.
Không tìm kiếm cơ hội kiếm thêm

Thay vì phụ thuộc vào tiền bố mẹ: Có thể tìm kiếm các công việc làm thêm, bán hàng online, hoặc tận dụng các kỹ năng để kiếm thêm thu nhập.
Không Đầu Tư Vào Kiến Thức Tài Chính
Để đưa ra các quyết định tài chính chính xác, cần đầu tư vào kiến thức tài chính. Ví dụ như việc tích lũy quỹ dự phòng từ thời sinh viên, quản lý nợ nần khi vay mượn, và kiểm soát chi tiêu từ thẻ tín dụng…
Lập kế hoạch ngân sách chi tiêu: Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên thành công
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách chi tiêu là một phần quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên

- Bước 1: Đánh giá thu nhập: Bao gồm tiền bố mẹ chu cấp, tiền làm thêm, học bổng,…
- Bước 2: Liệt kê các khoản chi phí:
- Chi phí cố định: Tiền nhà trọ, tiền điện nước, tiền internet, tiền học phí,…
- Chi phí sinh hoạt: Tiền ăn, đi lại, mua sắm đồ dùng cá nhân,…
- Chi phí khác: Tiền sách vở, tiền giải trí, tiền đi chơi,…
- Chi phí dự phòng: Các khoản chi tiêu có thể thay đổi theo từng tháng. Vì thế, bạn hãy để dành một khoản dự phòng cho những trường hợp bất ngờ như sửa chữa đồ dùng, ốm đau.
- Bước 3: Phân bổ ngân sách: Chia tổng số tiền thu nhập và chi tiêu của sinh viên thành các phần tương ứng với từng khoản chi phí/tiết kiệm. Bạn tham khảo phương pháp phong bì: Chia tiền mặt thành các phong bì riêng biệt cho từng khoản chi tiêu (ăn uống, đi lại, giải trí…) để dễ dàng theo dõi và tránh tiêu quá mức. Hoặc sử dụng các ứng dụng như Google Sheets, Excel để tạo bảng tính chi tiêu chi tiết.
- Bước 4: Theo dõi chi tiêu: Ghi lại chi tiết thu nhập và chi tiêu của sinh viên trong từng khoản tiền đã chi tiêu mỗi ngày để dễ dàng kiểm soát, thống kê.
Mẹo nhỏ giúp ích cho thu nhập và chi tiêu của sinh viên
- Ăn uống:
- Nấu ăn tại nhà: Thay vì ăn ngoài hàng quán, bạn có thể tự tay chuẩn bị bữa ăn tại nhà. Điều này giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn, chất lượng dinh dưỡng và chi phí.
- Tìm kiếm các quán ăn sinh viên, ưu đãi giảm giá: Nhiều quán ăn dành riêng cho sinh viên với giá cả phải chăng. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên các ứng dụng đặt đồ ăn như Grab, Shopee Food để tiết kiệm thêm.
- Mang cơm trưa đi làm, đi học: Chuẩn bị cơm trưa từ nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với việc mua đồ ăn bên ngoài mỗi ngày.

- Đi lại:
- Sử dụng phương tiện công cộng: Xe bus là lựa chọn tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Bạn đừng quên mang theo thẻ sinh viên khi đi xe bus để mua vé với mức 3.000 VNĐ/lượt .
- Đi chung xe với bạn bè: Chia sẻ chi phí xăng xe với bạn bè sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng tài chính.
- Đi bộ hoặc đạp xe: Nếu quãng đường không quá xa, đi bộ hoặc đạp xe là cách tuyệt vời để rèn luyện sức khỏe và tiết kiệm tiền.
- Mua sắm:
- Lập danh sách: Trước khi đi mua sắm, hãy lập danh sách những thứ cần mua để tránh mua sắm lãng phí.
- So sánh giá: So sánh giá cả giữa các cửa hàng, siêu thị, các app mua sắm trực tuyến (Shopee, Lazada, Tiktok,…) để chọn được sản phẩm có giá tốt nhất.
- Tìm kiếm khuyến mãi: Theo dõi các chương trình khuyến mãi, giảm giá, mua 1 tặng 1 để tận dụng cơ hội mua sắm tiết kiệm.
- Học tập:

- Mượn sách ở thư viện: Thư viện là kho tàng kiến thức khổng lồ và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể mượn sách, tài liệu học tập tại đây
- Tìm tài liệu học tập miễn phí: Google Chrome, Youtube,… cung cấp rất nhiều tài liệu học tập miễn phí như bài giảng, ebook, video hướng dẫn. Dành vài phút để tìm kiếm trên Google bạn có thể sẽ tìm được ebook giáo viên khuyên bạn nên đọc tham khảo.
- Tham gia các nhóm học tập để chia sẻ tài liệu: Tham gia các nhóm học tập của trường bạn để chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm học tập với các bạn cùng ngành.
- Giải trí:
- Hoạt động miễn phí: Có rất nhiều hoạt động giải trí miễn phí như đi dạo công viên, tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao.
- Giải trí tại nhà: Tổ chức các buổi xem phim, chơi board game cùng bạn bè tại nhà để tiết kiệm chi phí.
Tips thực hành cách quản lý chi tiêu cho sinh viên hiệu quả:
- Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân: Giúp bạn theo dõi chi tiêu, lập ngân sách, thiết lập mục tiêu, so sánh thực tế và kế hoạch, xem báo cáo, thống kê,… một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Giúp bạn kiểm soát chi tiêu tốt hơn và tránh tiêu tiền lãng phí.
Làm thế nào để tăng thu nhập khi còn là sinh viên?
- Làm thêm: Ngoài việc làm thêm tại các cửa hàng, quán cafe, bạn có thể tận dụng các kỹ năng của mình để làm gia sư, thiết kế đồ họa, viết bài…
- Bán đồ handmade: Nếu bạn có sở thích làm đồ thủ công, hãy thử bán sản phẩm của mình trên các nền tảng thương mại điện tử.
- Cho thuê đồ dùng: Nếu bạn có những đồ dùng không sử dụng thường xuyên như sách, quần áo, bạn có thể cho thuê để kiếm thêm thu nhập.
Xây dựng thói quen tiết kiệm

- Đặt ra mục tiêu tiết kiệm: Ví dụ, tiết kiệm một phần tiền mỗi tháng để mua một món đồ ưng ý hoặc đi du lịch. Đặt mục tiêu giúp bạn có động lực và định hướng rõ ràng trong quá trình tiết kiệm. Khi có một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ có ý thức hơn trong việc chi tiêu và kiên trì tiết kiệm.
- Tìm kiếm các nguồn thu nhập thêm: Làm thêm, bán đồ cũ,… (xem ở trên “Làm thế nào để tăng thu nhập khi còn là sinh viên?”)
- Hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết: Phân biệt nhu cầu và mong muốn: Nhu cầu là những thứ bạn thực sự cần để sống (ví dụ: thức ăn, quần áo), còn mong muốn là những thứ bạn muốn có để thỏa mãn sở thích (ví dụ: điện thoại mới, quần áo hàng hiệu). Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy tự hỏi bản thân: “Mình có thực sự cần nó không?”
Ứng dụng giúp xây dựng thói quen tài chính tốt, bắt đầu tiết kiệm chỉ từ 50.000 VNĐ: Link tải
Linh hoạt trong kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên
- Ngân sách là bản đồ, không phải là hàng rào: Ngân sách chỉ là một công cụ giúp bạn định hướng chi tiêu, không phải là một quy tắc cứng nhắc. Cuộc sống luôn thay đổi, vì vậy ngân sách cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
- Tìm kiếm sự cân bằng: Tiết kiệm là quan trọng, nhưng tận hưởng cuộc sống cũng không kém phần cần thiết. Hãy tìm cách cân bằng giữa hai yếu tố này để có một cuộc sống vui vẻ và lành mạnh.
Lời khuyên trong cách quản lý chi tiêu cho sinh viên
Rèn dũa tính kỹ luật trong cách quản lý chi tiêu cho sinh viên để đạt được hiệu quả là một hành trình, không phải đích đến. Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày và kiên trì thực hiện. Đừng so sánh bản thân với người khác, mỗi người có hoàn cảnh và mục tiêu khác nhau. Nếu gặp khó khăn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Với một chút nỗ lực, bạn sẽ đạt được mục tiêu tài chính của mình.